Wednesday 26 March 2014




Như  đã trình bày ở trên, quy mô dân số ảnh hưởng rất nhiều đến phát triển kinh tế,  xã hội. Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta đã sớm quan tâm và luôn đặt vấn đề dân số lên vị trí hàng đầu. Trong suốt thời gian qua, các chính sách dân số đã và đang được Nhà nước triển khai và đã đạt được những thành tựu nhất định.
1.Quan niệm về chính sách dân số
Chính sách dân số bao gồm những chính sách, chủ trương có liên quan đến con người, đến sự vận động dân số. Chính sách dân số liên quan đến việc tái tạo và hoàn thiện dân cư. Chính sách dân số phải xác định được những mục tiêu, chỉ ra được những giải pháp hữu hiệu để đảm bảo sự thực hiện mục tiêu đó.
Chính sách dân số bao gồm mục tiêu và hệ thống các biện pháp của Nhà nước đẻ điều tiết dân số. Đó là chính sách Tác động vào mức sinh, mức tử, di cư.
          Mục tiêu của chính sách dân số Việt Nam là nhằm giảm tỷ lệ phát triển dân số và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Để thực hiện mục tiêu hạ tỷ lệ phát triển dân số. Việt Nam  đã tiến hành bằng cách:giảm tỷ lệ sinh hàng năm , đồng thời tìm mọi cách hạ thấp tỷ lệ chết, tăng tuổi thọ người dân.
Để giảm tỷ lệ sinh, chính sách dân số của Việt Nam tăng cường áp dụng các biện pháp tránh thai, hạn chế và loại bỏ hẳn việc nạo phá thai.
Kinh nghiệm lịch sử của các nước trên thế giới cho thấy rằng, chỉ một chính sách dân số với những đặc điểm trên mới có thể thay đổi tận gốc nhận thức và thái độ của con người đối với vấn đề dân số, một vấn đề có quan hệ đến sự phát triển của đất nước.
Năm 1961 là năm khởi đầu xây dựng chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam.Từ đó đến nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và coi trọng công tác DS-KHHGĐ như là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
Nghiên cứu quá trình hình thành và triển khai thực hiện chính sách DS-KHHGĐ có thể phân chia theo các gia đoạn sau:
a.Giai đoạn từ 1960 – 1975: Trong giai đoạn này đất nước chưa thống nhất
-Ở miền Bắc, Chính phủ đã ban hành một sồ văn bản về chính sách DS-KHHGĐ trong đó có 4 văn bản quan trọng:
+Ngày 26/12/1961, Hội đồng Chính Phủ ra Quyết định số 216/CP về việc sinh đẻ có hướn dẫn.
+Ngày 16/10/1996, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 99/TTg về công tác hướng dẫn sinh đẻ.
+Ngày 13/5/1970, Hội đòng chính phủ ra quyết định số 94/CP về cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch.
+Ngày 26/12/1974, Hội đồng chính phủ ra quyết định số 283 về việc chuyển giao quản lý công việc đặt vòng tránh thai do Bộ Y tế phụ trách
Trong giai đọan này ở miền Nam, cũng có đề cập đến chính sách DS-KHHGĐ, song phạm vi còn nhỏ hẹp, đầu tư ít nên hiệu quả đạt được không đáng kể.
b.Giai đoạn từ 1975 – 1984: Giai đoan đất nước đã thống nhất, công tác DS- KHHHGĐ được triển khai trong phạm vi cả nước
 Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản về DS – KHHGĐ trong đó có 2 văn bản quan trọng:
-Ngày 19/10/1978, Hội đồng Chính phủ ra Chỉ thị 265 về đẩy mạnh cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong cả nước.
-Ngày 12/8/1981, Hội đồng Bộ trưởng ra chỉ thị 29/HĐBT về đẩy mạnh cuộc vận động kinh tế - xã hội 5 năm (1981 – 1985).
c.Giai đoạn từ 1984 đến trước 1993: Trước khi có NQTƯ 4 về chính sách DS-KHHGĐ
Nhà nước đã có sự đầu tư nhiều hơn về nguồn lực kết hợp với sự hỗ trợ của UNFPA, tạo thuận lợi cho viêc triển khai thực hiện chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình.
Các Bộ Luật về hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân,… cùng với một số văn bản quan trọng đã được ban hành.
a.Giai đoạn từ 1993 đến 2000
+Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII(14/1/1993) về chính sách DS- KHHGĐ đến năm 2015
ü Mục tiêu tổng quát : Thực hiện chủ trương gia đình ít con, khỏe mạnh, tạo điều kiện để có cuôc sống ấm no hạnh phúc.
ü Mục tiêu cụ thể:  Mỗi gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con, để tới năm 2015 bình quân trong toàn xã hội mỗi gia đình có 2 con, tiến tới ổn định quy mô dân số từ giữa thế kỷ XXI.
+Ngày 3/6/1993, thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định  số 270/TTg phê duyệt “Chiến lược dân số - kế hoạch hóa gia đình đến năm 2010”.
+Năm 1996, để “Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược dân số - Kế hoạch hóa gia đình đến 2000”, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng trong đó có đề cập đến việc “giảm nhịp độ phát triển dân số vào năm 2000 xung dưới 1,8%.
+Ngày 17/10/1997, Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị số 37/TTg về việc “Đẩy nhanh thực hiện chiến lược dân số - Kế hoạch hóa gia đình đến năm 2000”.
b.Giai đoạn từ 2001 đến 2010
-Chiến lược dân số Việt Nam giai đoạn 2001- 2010.
+Mục tiêu tổng quát: Thực hiện gia đình ít con, khỏe mạnh tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa,hiện đại hóa, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
+Mục tiêu cụ thể:
·        Duy trì xu thế giảm sinh một cách vững chắc để đạt mức sinh một cách vững chắc để đạt mức sinh thay thế bình quân trong toàn quốc chậm nhất vào năm 2005, vùng sâu, vùng xa và vùng nghèo chậm nhất vào năm 2010 để quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội vào năm 2010.
·        Nâng cao chất lượng dân số về thể chất , trí tuệ và tinh thần nhàm phấn đấu đạt chỉ số phát triển con  ngườ (HDI) ở mức trung bình tiên tiến của thế giới vào năm 2010.
·        Pháp lệnh dân số:
Ngày 22-1-2003, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký lệnh công bố Pháp lệnh Dân số đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoa XI thông qua ngày 9-1-2003, Pháp lệnh dân số có hiệu lực kể từ ngày 01- 5- 2003, làm cơ sở cho việc triển khai thống nhất công tác dân số trong pham vi cả nước.        
Ngày 22-3-2005 Bộ Chính trị ra Nghị Quyết số 47 về vài nhận xét về tình hình thực hiện chính sách dân số của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian qua
Chính sách dân số đã được Đảng và Nhà nước ta bắt đầu triển khai thực hiện từ  năm 1961, cho đến nay, quá trình này đã đạt được những kết quả to lớn. Nhưng đồng thời, vẫn còn một số vấn đề tồn tại mà do chúng ta cần nghiên cứu giải quyết đồng bộ trong thời gian tới để nâng cao hơn nữa hiệu quả của các chính sách về dân số nói chung vì quy mô dân số nói riêng.
          -Công tác DS - KHHGĐ đã được tổ chức Đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát. Trong thời gian qua, Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều văn bản, quy phạm pháp luật về dân số. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình luôn được coi trọng và triển khai thực hiện quy mô và đồng bộ trên phạm vi cả nước. Chính sách DS-KHHGĐ được thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng, Pháp lệnh dân số và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh dân số, các văn bản chiến lược và nhiều văn bản khác.
Chính sách DS-KHHGĐ của Đảng và Nhà nước ta bao gồm đầy đủ các nội dung, những chủ trương, biện pháp, hướng dẫn, quy định để hoàn chỉnh và toàn diện về tất cả các vấn đề. Từ điều chỉnh quy mô dân số, thực hiện gia đình có 1 hoặc 2 con, thực hiện KHHGĐ và khuyến khích sử dụng biện pháp tránh thai, hạn chế nạo, phá thai; điều chỉnh cơ cấu dân số, giảm mất cân bằng giới tính khi sinh; bảo vệ các dân tộc thiểu số; thực hiện phân bố dân cư hợp lý; đến vấn đề nâng cao chất lượng dân số; kiểm tra sức khoẻ di truyền và sức khoẻ trước khi kết hôn; sàng lọc trước sinh và sơ sinh;
-Thực hiện tuyên truyền, vận động và giáo dục về DS-KHHGĐ, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, và kế hoạch hoá gia đình.Đại bộ phận người dân qua công tác tuyên truyền, vận động đã có ý thức cao hơn trong việc thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, duy trì quy mô gia đình vừa phải. Việc tổ chức, phối hợp thực hiện công tác dân số giữa các cơ quan nhà nước, đòan thể nhân dân và tổ chức, cá nhân đã đem lại hiệu quả. Ý thức của đại bộ phận nhân dân về công tác sinh đẻ có kế hoạch đã được nâng cao, và quá trình thực hiện đã thực sự đạt được kiệu quả. Tỷ lệ gia tăng dân số ngày càng giảm dần, hiện nay tốc độ gia tăng dân số của nước ta là   - đã dần đạt đến mức ổn định. Theo kết quả tổng  điều tra dân số và nhà ở cho thấy, Việt Nam đang ở trong thời kỳ “ cơ cấu dân số vàng”, mở ra tiềm năng to lớn để đưa đất nước ta bước vào thời kỳ phát triển ổn định. Đây là một dấu hiệu rất đáng mừng, và đó là thành quả rất lớn từ công tác vận động, tuyên truyền và nâng cao ý thức cho người dân.
-Những chính sách dân số của Nhà nước đã và đang cố gắng để giảm quy mô dân số, và cố gắng duy trì đựợc một dân số ổn định, hợp lý  so với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Điều này là một trong những thuận lợi cho nước ta trong quá trình xây dựng đất nước vừa tiến đền ổn định dân số và phát triển theo xu hướng chung của thế giới. Đảng và Nhà nước ta luôn ý thức được răng : dân số và phát triển xã hội có mối quan hệ rất chặt chẽ. Dân số vừa là lực lượng sản xuất vừa là lực lượng tiêu dùng, do đó các yếu tố và các quá trình của dân số có quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với quá trình phát triển theo cả hai xu hướng tạo thuận lợi hoặc cản trở sự phát triển tùy theo từng tình huống cụ thể. Trình độ phát triển của một nước, khu vực và lãnh thổ thể hiện ở các chỉ tiêu bình quân đầu người cho hầu hết các lĩnh vực như: thu nhập quốc dân bình quân đầu người, lương thực bình quân đầu người, số năm học bình quân vv... chỉ tiêu này được đo bằng một thương số (phép chia), trong đó tử số là số của cải và các giá trị được tạo ra và mẫu số là số dân của nước, khu vực, lãnh thổ đó. Nếu mẫu số quá lớn, lại gia tăng với tốc độ cao thì kết quả của thương số sẽ tăng chậm, thậm chí giảm xuống. Quy mô dân số ở đây đóng một vai trò quan trọng, vì thế, nó luôn  nhận được sự quan tâm hàng đầu của Nhà nước.
-Nhà nước ta đã tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGÐ các cấp. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy làm công tác dân số-KHHGĐ các cấp được quy định  rất cụ thể tại quyết định số 18/2008/QĐ-TTg ngày 29/1/2008 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục DS-KHHGĐ thuộc Bộ Y tế; Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 25/4/2008 của Bộ Y tế và Bộ Bộ Nội vụ Hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế, Phòng Y tế thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; và Thông tư số 05/2008/TT-BYT ngày 14/5/2008 của Bộ Y tế Hướng dẫn chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy DS-KHHGĐ ở địa phương.
Tổ chức bộ máy làm công tác dân số-KHHGĐ các cấp là một bộ phận của hệ thống y tế, chịu trách nhiệm tổ chức và thực hiện công tác dân số-KHHGĐ theo nhiệm vụ được phân công:
·        Ở cấp Trung ương là Tổng cục Dân số-KHHGĐ thuộc Bộ Y tế.
·        Ở cấp tỉnh là Chi cục Dân số-KHHGĐ thuộc Sở Y tế. Chi cục Dân số-KHHGĐ chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Y tế đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn nghiệp vụ của Tổng cục Dân số-KHHGĐ.
·        Ở cấp huyện có hai đơn vị liên quan đến quản lý và tổ chức hoạt động công tác dân số-KHHGĐ: Phòng Y tế thuộc UBND huyện có chức năng tham mưu giúp UBND huyện quản lý nhà nước về dân số-KHHGĐ trên địa bàn huyện và Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục Dân số-KHHGĐ đặt tại huyện có chức chức năng triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật, truyền thông giáo dục về dân số-KHHGĐ trên địa bàn huyện.
·        Ở cấp xã có cán bộ chuyên trách dân số-KHHGĐ xã là viên chức của Trạm Y tế xã, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng trạm Y tế xã đồng thời chịu sự quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện.
Chúng ta  xây dựng được một đội ngũ cán bộ chuyên trách và những cộng tác viên làm công tác dân số đông về số lượng và giỏi về chuyên môn, luôn tận tâm, nhiệt tình, năng nổ trong công việc. Họ chính là những người chuyển tải được các chủ trương, chính sách của Nhà nước về công tác dân số đến với mọi người dân.
Tuy vậy trong quá trình thực hiện chính sách dân số cũng tồn tại một số điểm bất cập sau:
-Bất cập trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về chính sách dân số. Một số thuật ngữ dùng trong các hệ thống văn bản đôi khi không thống nhất, gây sự hiểu nhầm và thực hiện không đúng theo ý muốn của các cơ quan ban hành.
Ví dụ: Trong nghị quyết hội nghị lần thứ 4, ban chấp hành trung ương đảng khóa 7 ( ngày 14/1/1993) về chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình năm 2015 đưa ra mục tiêu cụ thể : “mỗi gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con”, song trong mục tiêu tổng quát lại ghi rõ: “ thực hiện chủ trương gia đình ít con”. Điều đó rất dễ gây hiểu lầm giữa hai khái niệm “ ít con” và “ chỉ có từ 1 đến 2 con”, vì thực chất, khó có thể xác định được nội hàm và ngoại diên của phạm trù “ ít con”.
Hơn nữa, các chính sách dân số của nước ta luôn thay đổi qua các năm, nhưng việc thay đổi chỉ là hình thức, không theo sát với tình hình thực tế.
Ví dụ, chính sách dân số Việt Nam giai đoạn 1993- 2000 đưa ra mục tiêu tổng quát là : “ thực hiện mục tiêu gia đình ít con, khỏe mạnh, để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc”. Sau năm 2000, Nhà nước ta tiếp tục đưa ra chính sách dân số 2001-2010 với mục tiêu tổng quát : “ thực hiện gia đình ít con, khỏe mạnh, tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc….”. Thực chất, các mục tiêu này đều không có sự thay đổi, đều nhằm thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, giảm tỷ lệ sinh. Điều đó có hợp lý chăng khi kinh tế, xã hội, tình hình đất nước đã có sự thay đổi qua các thời kỳ. Có những thời kỳ, quy mô dân số nước ta xếp thứ 13 trên Thế giới. Quy mô và tốc độ tăng dân số quá lớn so với tốc độ phát triển kinh tế, có nên chăng trong thời kỳ này, cần siết chặt chính sách dân số hơn nữa, để giảm tối thiểu tỷ suất sinh của người dân. Hay như giai đoạn hiện nay, khi mà dân số nước ta đang dần tiến tới ‘ quy mô dân số vàng”  thì chính sách dân số có cần thay đổi không ? Đó là đỉểm bất cập khá lớn trong việc quản lý và thực hiện chính sách dân số của Đảng và Nhà nước ta.
-Nhìn chung, việc triển khai thực hiện chính sách dân số đã được thực hiện và được sự quan tâm,chỉ đạo sát xao từ phiá các nhà lãnh đạo. Nhưng đôi khi, đó chỉ là sự chỉ đạo từ cấp trung ương, còn việc thực hiện từ phía cơ sở còn rời rạc và mang tính hình thức.
Một đội ngũ đông đảo cán bộ nước ta làm công tác dân số.Họ cũng được hưởng lương, chế độ đãi ngộ nhưng rất nhiều cán bộ cơ sở lại không có chuyên môn nghiệp vụ.Cán bộ dân số cần phải là người có chuyên môn, nghiệp vụ,có khả năng thuyết phục người dân, nói dân nghe, bảo dân làm, nhưng cán bộ cấp cơ sở thường không có được điều đó. Họ có lòng nhiệt tình, có sự tận tâm nhưng không có kiến thức vững vàng, vì thế quá trình truyền đạt chủ trương cho người dân gặp rất nhiều khó khăn, đôi khi còn sai kiến thức…
Trong những năm qua, chính sách Dân số- Kế hoạch hóa gia đình  (DS-KHHGĐ) của Đảng và Nhà nước ta luôn được các địa phương, đơn vị trong cả nước triển khai thực hiện nghiêm túc. Đó là cơ sở quan trọng để chúng ta thực hiện sự ổn định về quy mô dân số, nâng cao chất lượng dân số. Từ thực tế đặt ra và những quan điểm đã phân tích ở trên về thực trạng quy mô dân số Việt Nam và tốc độ gia tăng dân số nước ta, nhóm em xin đưa ra một số giải pháp giải quyết hiện trạng quy mô dân số lớn và tốc độ gia tăng dân số nhanh ở nước ta như sau:

-Tuyên truyền, cung cấp thông tin, kiến thức dân số- KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản nhằm tạo chuyển biến sâu sắc về nhận thức, thay đổi tâm lý, tập quán của người dân. Xây dựng và triển khai các mô hình cung cấp dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ phù hợp với từng vùng, từng nhóm đối tượng. Đưa dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ đến với vùng sâu, vùng xa, vùng đông dân có mức sinh và tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao.
-Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động truyền thông, giáo dục và vận động nhằm tăng cường hơn nữa sự cam kết ủng hộ của các cấp ủy đảng, chính quyền, các đại biểu dân cử, các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và những người có uy tín trong cộng đồng đối với công tác Dân số - kế hoạch hoá gia đình; tiếp tục nâng cao nhận thức và đẩy mạnh hơn quá trình chuyển đổi hành vi trong nhân dân, đặc biệt là giới trẻ đối với việc chấp nhận và tự nguyện thực hiện kế hoạch hoá gia đình/ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, tập trung cho vùng nông thôn, vùng miền núi, vùng khó khăn, nơi mức sinh còn cao. Ngay từ đầu năm 2008, triển khai mạnh và đồng loạt các chiến dịch lồng ghép truyền thông và cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình ở khu vực khó khăn,  khu vực đông dân có mức sinh cao, tạo khí thế và đạt nhanh các chỉ tiêu kế hoạch từ những ngày đầu, tháng đầu của năm.
-Mở rộng thử nghiệm một số mô hình nâng cao chất lượng dân số, rút kinh nghiệm để xác định mô hình tối ưu để triển khai trong giai đoạn tới, chú trọng kiểm soát chặt tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh để đề xuất và thực hiện các biện pháp can thiệp phù hợp, đảm bảo duy trì cơ cấu giới tính khi sinh ở mức cho phép.
-Nhân rộng các mô hình nâng cao chất lượng dân số đã được triển khai thử nghiệm và phát huy hiệu quả trong giai đoạn 2006-2010 như mô hình: Tăng cường cung cấp thông tin lồng ghép dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ cho thanh niên và vị thành niên; mô hình sàng lọc trước sinh và sơ sinh nhằm góp phần nâng cao nhận thức cho thanh niên, vị th.ành niên về sức khỏe sinh sản, giảm tỉ lệ trẻ em sinh ra bị dị tật bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ.
2.Các biện pháp kinh tế, xã hội
-Tăng cường đầu tư từ ngân sách địa phương, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, các tổ chức, cá nhân trong - ngoài nước, và huy động sự đóng góp của cộng đồng cho công tác dân số. Có chính sách ưu tiên đầu tư cho vùng có mức sinh cao, vùng đặc biệt khó khăn và đối tượng nghèo.
-Di dân là một trong số các nguyên nhân tạo nên việc tăng giảm dân số gây tình trạng phân bố không đồng đều giữa các vùng,miền do vậy để đảm bảo ổn định quy mô dân số cần thực hiện tốt các chính sách di dân đó là di dân trong nước và di dân quốc tế bao gồm cả chính sách xuất cư và chính sách nhập cư.Thực hiện tốt những chính sách đó  nhằm giảm tỉ lệ di cư tự do,giảm sức ép cho những thành phố lớn về nhà ở,đất ở,việc làm,và sử dụng các dịch vụ công và dịch vụ xã hội.
3.Các biện pháp kỹ thuật, y tế
-Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, đảm bảo các cơ sở thông tin và khoa học cần thiết cho công tác chỉ đạo, điều hành, chương trình và hoạch định chính sách.
-Phối hợp với các ngành (nhất là ngành y tế), đoàn thể khác trong nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân số- KHH GĐ phù hợp yêu cầu mới.
-Giảm nhanh tỷ lệ sinh, tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên và phấn đấu đạt mức sinh thay thế vào trước năm 2015 đối với nhóm 23 tỉnh có mức sinh cao, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, giãn khoảng cách sinh để chủ động kiểm soát tốc độ gia tăng dân số đối với nhóm 18 tỉnh đông dân có mức sinh chưa ổn định, duy trì vững chắc mức sinh thay thế đối với nhóm 23 tỉnh có mức sinh thấp.
-Huy động toàn xã hội tham gia công tác dân số, nâng cao trách nhiệm và tăng cường sự phối hợp của các cấp, các ngành, đoàn thể, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho mỗi gia đình, mỗi người dân tự nguyện thực hiện các mục tiêu về DS-KHHGĐ.
-Nhằm đảm bảo cho sự phát triển quy mô dân số sao cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội thì việc thực hiện công tác dự báo dân số cần được trú trọng nhiều hơn nữa.Thường xuyên tiến hành các cuộc tổng điều tra dân số định kì,phân tích và dự báo dân số tạo cơ sở đánh giá và xây dựng chính sách dân số và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội phù hợp,khả thi.
4.Các biện pháp hành chính, pháp luật
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền, coi đây là nhiệm vụ - KHHGĐ vào kế hoạch hoạt động của các ngành, đoàn thể và kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương
-Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân số. Ðây là yếu tố quyết định sự thành công của công tác dân số. Nhận thức rõ tính chất khó khăn, phức tạp lâu dài của công tác dân số, kiên quyết chống tư tưởng chủ quan thỏa mãn, thiếu quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo.
-Nâng cao trách nhiệm và tăng cường sự phối hợp của các cấp các ngành, đoàn thể nhân dân.
-Coi việc thực hiện tốt các chỉ tiêu về DS-KHHGĐ là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng địa phương, đơn vị cũng như mỗi cá nhân. Các tổ chức Đảng và đảng viên nếu vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng. 
-Một vấn đề quan trọng khác là kiện toàn và ổn định hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác dân số từ tỉnh đến cơ sở, phù hợp với sự chuyển hướng toàn diện về nội dung của chương trình và yêu cầu cải cách hành chính để thực hiện tốt hai chức năng quản lý nhà nước và điều phối các hoạt động trong lĩnh vực DS-KHHGĐ.
-Tập trung mọi nỗ lực, kiểm soát bằng được tốc độ gia tăng dân số, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch hằng năm về giảm tỷ lệ sinh do Quốc hội giao, để tỷ lệ tăng dân số là 1,14% và quy mô dân số dưới 89 triệu người vào năm 2010, đồng thời phải nâng cao chất lượng dân số và giải quyết cơ cấu dân số.
-Cùng với các hoạt động trên cần nghiên cứu ban hành, sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể của các địa phương về thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực dân số. Cán bộ, đảng viên phải là người gương mẫu và tích cực vận động gia đình, toàn dân thực hiện chính sách dân số. Xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm, không đề cử, đề bạt hoặc xem xét đưa ra khỏi các chức vụ lãnh đạo khi họ vi phạm chính sách dân số. 
-Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện công tác dân số. Củng cố tổ chức bộ máy và chuyên môn hóa cán bộ làm công tác DS-KHHGÐ ở tỉnh, huyện, xã, đặc biệt là cán bộ ở các xã, phường, thị trấn, cộng tác viên dân số ở các thôn,  làng, cụm dân cư. +Bên cạnh đó cần tiếp tục triển khai đồng bộ các hoạt động thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia DS-KHHGĐ, trong đó tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục, phổ biến sâu rộng các nghị quyết, chương trình hành động và các chủ trương của Đảng, Nhà nước về dân số đến với mọi tầng lớp nhân dân. 
-Chú trọng đào tạo,bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác dân số,đặc biệt là đội ngũ chuyên gia dự báo dân số chuyên nghiệp có năng lực và hiệu quả -là cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện các chính sách dân số trong cả nước.
-Đề xuất, kiến nghị bổ sung, hoàn thiện chính sách pháp luật về dân số- KHH GĐ.
-Giãn dân cũng là một biện pháp giảm quy mô dân số tập trung ở các vùng đô thị,thành phố lớn.
Tóm lại
 Để có đủ điều kiện thực hiện có hiệu quả những giải pháp trên, các cấp ủy, chính quyền: Tiếp tục quán triệt các chủ trương, NQ, chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nước về dân số - KHH gia đình quan tâm lãnh đạo, tạo điều kiện giúp Đoàn - Hội LHTNVN phối hợp với các ngành, đoàn thể khác nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác TT- GD và thực hiện các mục tiêu về dân số - kế hoạch hóa gia đình.
Các ngành (nhất là các ngành văn hóa- thông tin, giáo dục, y tế; lao động - TBXH), các đoàn thể khác: quan tâm phối hợp chặt chẽ với Đoàn –Hội LHTNVN đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả TT - GD thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về dân số -KHHGD.
Tổ chức Đoàn - Hội LHTN cấp trên:  xây dựng được các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể trong từng thời kỳ để chỉ đạo, hỗ trợ, hướng dẫn,… các cấp bộ Đoàn- Hội LHTNVN nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác TT-GD thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về dân số - KHHGĐ mà Đoàn - Hội đã xác định; phát động cán bộ, ĐVTN gương mẫu hưởng ứng thực.


KẾT LUẬN
Từ những dữ liệu trên khẳng định, dân số là một thực thể luôn biến động, nó chịu sự chi phối của các nhân tố chủ quan và khách quan trong quá trình vận động và biến đổi của nó. Ngoài quy luật phát triển chung của mọi sự vật, dân số còn phụ thuộc rất nhiều vào chính sách của Nhà nước, trình độ dân trí, tập tục, thói quen của mỗi dân tộc, khu vực dân cư
Sau 15 năm (1993 - 2008) thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa VII, về chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, tình hình dân số nước ta đã có những thay đổi rất căn bản. Mục tiêu cốt lõi của chính sách này là giảm sinh và thực hiện "mỗi cặp vợ chồng có 2 con" đã đạt được. Năm 1999, Liên hợp quốc đã tặng Giải thưởng Dân số cho Việt Nam.
Tuy nhiên, dân số nước ta cũng đang nảy sinh những thách thức mới: Phải đáp ứng nhu cầu Kế hoạch hóa gia đình của hàng chục triệu người; Sự mất cân đối giới tính của trẻ em; Già hóa dân số trong tương lai gần; Di dân mạnh mẽ, chất lượng dân số chưa cao.... Do đó, quy mô dân số cung cấp những thông tin cần thiết để cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể có những biện pháp khắc phục, hạn chế những tồn tại và phát huy, đẩy mạnh những thành tựu đạt được.
Trong quá trình nghiên cứu và trình bày vì những lí do chủ quan và khách quan không tránh khỏi những thiếu sót, nhóm sinh viên rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và những người quan tâm.
Xin trân trọng cảm ơn.